Kết quả tìm kiếm cho "Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 4553
Sau thành công của tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, An Giang đang tiếp tục duy trì công tác này để thực hiện Công điện 82/CĐ-TTg, được ban hành ngày 4/6/2025.
Sau sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn cũng bước sang trang mới, sẵn sàng tâm thế hòa vào dòng chảy lớn để xứng tầm trong bối cảnh đổi mới và có nhiều thách thức của đất nước.
Việc sáp nhập tỉnh An Giang và Kiên Giang không chỉ là giải pháp hành chính đơn thuần, mà còn là tầm nhìn chiến lược, bước đi đột phá để kiến tạo một thực thể phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện hơn ở vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho vùng đất đầy tiềm năng này.
Sau 2 tháng Nghị quyết 68-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) được ban hành, số doanh nghiệp gia nhập thị trường đạt kết quả khả quan.
Hôm qua 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành. Theo ghi nhận của phóng viên, ngày làm việc đầu tiên, cán bộ, công chức tại các xã, phường trong tỉnh kịp thời hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), người dân hài lòng.
Có mặt tại Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Giang Thành lúc 7 giờ, ngày 1/7, chúng tôi thấy một số người dân đến đây để làm thủ tục hành chính. Đây là địa phương biên giới, được thành lập trên cơ sở hợp nhất xã Tân Khánh Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, thuộc huyện Giang Thành cũ. Anh Kiến Văn Nam, ngụ xã Giang Thành đến đây làm thủ tục cấp hộ tịch. Anh Nam cho biết thủ tục được thực hiện nhanh, gọn, các cán bộ niềm nở, nhiệt tình.
Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915-1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Ngày 1/7, các địa phương trên cả nước đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày làm việc đầu tiên, bộ máy chính quyền tại xã đã vận hành đồng bộ, hiệu quả.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Hướng tới Tuần lễ Cấp cao APEC 2027, An Giang đang khẩn trương chuẩn bị, tập trung đầu tư hạ tầng, chỉnh trang đô thị và nâng cao chất lượng dịch vụ. Xác định đây là cơ hội “vàng” để bứt phá, tỉnh đang tăng tốc triển khai hàng loạt dự án trọng điểm, sẵn sàng tổ chức thành công sự kiện đối ngoại tầm vóc quốc tế.
Nhân sự kiện trọng đại hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang thành tỉnh An Giang mới, phóng viên (P.V) Báo An Giang có cuộc phỏng vấn Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng.
Phát biểu tại lễ công bố nghị quyết sáp nhập tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính nhấn mạnh: Việc hợp nhất Kiên Giang và An Giang là bước đi tất yếu, chiến lược, nhằm tinh gọn bộ máy, phát huy lợi thế vùng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Phó Thủ tướng đề nghị toàn hệ thống chính trị vận hành thông suốt từ ngày 1/7, nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp và chung sức xây dựng An Giang thành cực tăng trưởng mới của khu vực.